Giúp trẻ vượt qua giai đoạn nói không hiệu quả

Tiếp theo, bạn thực hiện những gì bạn đã hoạch định dù trẻ có tán thành hay không. Hãy thể hiện sự cứng rắn trên cơ sở cảm thông bạn sẽ tiến thêm một bước

Tâm lý lứa tuổi

Đừng bực mình và lo lắng vì những câu nói đó. Trẻ nói vậy không có nghĩa là trẻ khó dạy. Thực ra trẻ đang diễn đạt suy nghĩ tức thời của nó mà thôi.

Vào thời điểm này, trẻ đang bước sang một giai đoạn mới, giai đoạn chuyển biến từ một đứa trẻ thành một cá thể có suy nghĩ, có sự nhìn nhận và chủ ý riêng. Điều đó cũng có nghĩa là bé đang trong quá trình phát triển “cái tôi” cá nhân của mình. Vì vậy ở lứa tuổi này, bé có tâm lý khá lộn xộn, bé hay hờn dỗi, hay buồn tủi hơn và bướng bỉnh hơn.

Trẻ phát hiện ra là mình cực kỳ quan trọng. Mọi người phải luôn làm vừa lòng và chiều theo trẻ. Vì vậy, trẻ nói Không là khi trẻ thực sự muốn vậy. Thêm 1 tuổi nữa, trẻ bắt đầu nhận thức và quan tâm đến việc người khác cũng có suy nghĩ giống như mình. Tuy nhiên lúc ấy, từ “Không” vẫn rất thông dụng trong vốn từ ít ỏi của trẻ.

Bạn phải làm gì?

Khi trẻ nói “Không” là trẻ đang thể hiện quyền lực và tầm quan trọng của nó như nó tưởng. Lúc này bạn đừng quá quan tâm tới câu trả lời của con. Hãy thể hiện rằng đó là yêu cầu của bạn và trước sau gì con cũng phải thực hiện. Bạn hãy giải thích cho trẻ trước khi đưa ra yêu cầu.

Nếu trẻ tiếp tục nói “Không”, bạn không cần giải thích cũng không dụ dỗ nhiều nữa. Bạn càng giải thích lằng nhằng, càng khiến trẻ ỉ ôi và thấy được sức mạnh trong từ “Không” của mình.

Tiếp theo, bạn thực hiện những gì bạn đã hoạch định dù trẻ có tán thành hay không. Hãy thể hiện sự cứng rắn trên cơ sở cảm thông bạn sẽ tiến thêm một bước trong việc đưa con vào kỷ luật.

Khi trẻ đã bỏ đồ chơi ra và thực hiện những điều bạn yêu cầu, hãy giải thích với trẻ rằng: “Con phải biết nghe lời mẹ. Mẹ biết con con còn muốn chơi nữa, nhưng đây là việc quan trọng hơn buộc con phải làm”. Có thể trẻ sẽ chẳng thèm nghe và cũng chẳng thể hiểu những điều bạn nói. Nhưng hãy kiên nhẫn và kiên quyết, dần dần trẻ sẽ nhận ra, chống đối bạn là điều không thể và trước sau gì thì trẻ cũng phải làm.

Đừng nhượng bộ trước đòi hỏi của con. Nếu bạn không cho trẻ thấy quyền lợi luôn đi kèm với nghĩa vụ, thì bạn không thể khép một đứa trẻ vào kỷ luật. Rất nhiều ông bố bà mẹ đau đâu vì sự bướng bỉnh của con. Đặc biệt càng lớn trẻ càng thể hiện rõ sự bất tuân thủ của mình, thậm chí có bị đánh trẻ cũng nhất định “Không!” Đó là vì ngay từ đầu bạn đã luôn nhượng bộ con. Đứa trẻ sẽ dần nhận thấy rằng tiếng nói của nó quan trọng hơn bất kỳ một mệnh lệnh nào.

Tất nhiên, trẻ trên 2 tuổi đã bắt đầu có chính kiến riêng. Một khi bạn đưa ra yêu cầu và con từ chối, hãy kiên nhẫn nghe con “lý luận”. Sau đó, bạn sẽ nhẹ nhàng giải thích cho con hiểu. Điều này thực sự tốt khi bạn vừa khép con vào kỷ luật, vừa để con được thể hiện suy nghĩ của mình và không khiến trẻ có cảm giác nặng nề bị áp đặt.

Thực ra, đây chỉ là một giai đoạn trong quá trình phát triển của trẻ. Một khi bé nhận thức được mọi người xung quanh cũng có suy nghĩ như mình, cũng có quyền đòi hỏi ở người khác như mình và trẻ có nhiều từ để diễn đạt hơn nữa, thì dần dần trẻ sẽ có thái độ tích cực hơn câu nói “Không”. Tất nhiên để làm được điều đó, người lớn phải có sự định hướng và giáo dục tốt, để con biết vị trí của mình ở đâu trong mối quan hệ với gia đình và mối quan hệ xung quanh.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *