Cha mẹ cần làm gì khi con ghét đi học?

Những hoạt động ngoài trời, những cuộc vui chơi ở công viên, ngoại ô… không chỉ là giải pháp tuyệt vời giúp trẻ giải trí, giải tỏa căng thẳng, mà còn

1. Tìm hiểu nguyên nhân

Ngày nào đi học với con bạn cũng là cực hình. Trẻ luôn mếu máo khi bị gọi dậy để đi học. Trẻ không hề cảm thấy phấn khích được đến trường để được gặp bạn bè, thầy cô và được trải qua những điều thú vị trên lớp như nhiều bạn khác, ngược lại trẻ thể hiện rõ sự căng thẳng, chán nản khi phải đến trường, đó rõ ràng là một vấn đề không bình thường.

Trước hết hãy tìm hiểu nguyên nhân vì sao. Có phải trẻ không chịu được áp lực do phải hoàn thành bài vở đúng hạn, trẻ thường bị thầy cô rầy la, bị bạn bè trêu chọc… Từ mỗi lý do cụ thể bạn sẽ tìm ra những giải pháp phù hợp để giúp con giải quyết vấn đề và giải tỏa áp lực khi phải đến trường.

Rất nhiều vụ trẻ ghét đến trường là dấu hiệu của một sự căng thẳng, bị trêu chọc hay gán ghép khiến trẻ bị tổn thương hay bị căng thẳng đến mức muốn tự tử. Vì vậy, cha mẹ nên quan tâm nhiều hơn đến con khi đột nhiên thấy trẻ sợ đến trường.

2. Trò chuyện với con

Một cuộc trò chuyện cởi mở và thân thiện không chỉ giúp bạn mà còn giúp con tháo gỡ được rất nhiều vấn đề. Trẻ có thể gặp căng thẳng bị dồn nén cảm xúc ở trường do thầy cô hay bạn bè mà không thể giải tỏa với ai.

Do đó, nói chuyện với con là cách tốt nhất để bạn nhận biết được những gì đang diễn ra trong tâm trí trẻ, tránh để trẻ bị dồn ép tâm lý quá lâu. Bởi vì chán đi học có liên quan đến việc chán học và hậu quả cuối cùng là lực học sẽ bị sa sút nghiêm trọng.

3. Cùng con đi chơi hoặc đi dã ngoại

Những hoạt động ngoài trời, những cuộc vui chơi ở công viên, ngoại ô… không chỉ là giải pháp tuyệt vời giúp trẻ giải trí, giải tỏa căng thẳng, mà còn là cách để trẻ dễ dàng cởi mở và tâm sự với bố mẹ những tâm tư, suy nghĩ và những điều vướng mắc hơn. Tâm trí thoải mái cũng giúp trẻ lấy lại tự tin, khơi gợi lại niềm hăng say với việc học tập và kết nối với bạn bè, thầy cô tốt hơn.

4. Tạo không khí vui vẻ và không gây sức ép

So sánh kết quả học tập của con với những đứa trẻ khác, tra hỏi con về bài học, về kết quả học tập chưa tốt ngay tại bữa ăn, ép con học quá sức, gây sức ép về điểm số… sẽ tạo nên sức ép tâm lý và sức khỏe nặng nề cho trẻ. Đây cũng chính là lý do mà việc học đối với trẻ không còn là niềm cảm hứng, mê say, mà chỉ là áp lực. Nó sẽ khiến trẻ ghét học.

Đặc biệt khi kết quả học tập không được như ý bố mẹ, trẻ cũng sẽ chán nản, tự ti và từ đó cảm thấy ghét phải đến trường. Vì vậy, bố mẹ nên tạo điều kiện hết sức cho trẻ học tập, nhưng đừng đem những kỳ vọng quá lớn của bản thân đặt lên vai trẻ. Hãy cho trẻ cảm thấy sự học là niềm đam mê chứ không phải là một gánh nặng.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *