5 cách giúp trẻ giảm stress thành công

Đối với trẻ, sự động viên, lời khen của người lớn đặc biệt là từ bố mẹ có giá trị vô cùng lớn lao. Ngược lại nếu như bị người lớn hoặc cha mẹ mắng mỏ sẽ khiến

1. Dạy con đúng cách

Đối với các bậc cha mẹ, con cái luôn là của cải quý giá nhất trên đời. Chính vì vậy cha mẹ luôn luôn mong muốn con cái nhanh chóng trưởng thành và trở thành những người tài giỏi. Tuy nhiên hầu hết các bậc phụ huynh đều rơi vào tình tình trạng dạy con một cách thái quá, đặc biệt là kỳ vọng quá nhiều vào con.


Điều này lại vô tình làm hại tới sự phát triển toàn diện của trẻ. Suy nghĩ của trẻ em và người lớn khác nhau, chính vì vậy đối với các sự việc khác nhau trẻ và bố mẹ có cách tiếp nhận khác nhau. Nếu bắt ép trẻ làm theo một điều nào đó trẻ không muốn sẽ tạo ra căng thẳng, khiến trẻ bị áp lực, stress nặng gây ra những bất ổn về tâm lý, tinh thần, sức khỏe…

Chính vì vậy, bố mẹ đừng bao giờ quá đặt kỳ vọng vào con. Đừng ép con phải trở thành một vị giám đốc tài năng, hay một bác sĩ giỏi, uy tín…Tốt nhất hãy để con tự phấn đấu theo mục đích, mong muốn của con. Thay vào đó bạn chỉ nên là người đi bên cạnh, hướng dẫn con, chỉ đường cho con bước tiếp. Ngoài ra bố mẹ cũng đừng bao giờ cấm đoán con quá đà.

Có những gia đình dạy con không được khóc như “con là con trai, không được ủy mị, khóc lóc giống con gái” hoặc cấm đoán con “không được chơi trò đó”, “không được cạm vào đồ kia”… Mặc dù điều này không hẳn sai nhưng vô tình nó biến trẻ thành người lạnh nhạt, tự kiềm chế cảm xúc, gây ra căng thẳng. Nó cũng vô tình hạn chế sự sáng tạo của trẻ, khiến trẻ luôn luôn phân vân giữa “được” và “không được”, căng thẳng vì không được tự do làm những gì trẻ thích.

2. Hành vi của bố mẹ

Trẻ em giống như những tờ giấy trắng, rất dễ tiếp nhận và bị ảnh hưởng bởi những hành vi, cách cư xử của mọi người đặc biệt là bố mẹ để tập thành thói quen, cách cư xử của chính mình. Theo các nghiên cứu khoa học thì trẻ em từ 1 đến 7 tuổi sẽ dễ tiếp thu nhiều thứ xung quanh mình qua ngôn ngữ cơ thể của ai đó (90%), ngữ điệu, giọng nói (7%) và lời nói (3%).

Chính vì vậy, hành vi của bố mẹ có vai trò quyết định đối với việc làm giảm stress ở trẻ. Cha mẹ nên thống nhất quan điểm trong cách dạy con, đừng để trẻ bị bối rối hoặc căng thẳng vì cố tìm cách để làm hài lòng bố mẹ… Lưu ý tránh những hành vi nóng giận, kích động kiểu la hét, khủng bố tinh thần, đánh mắng trẻ…vì như thế càng khiến trẻ cảm thấy sợ hãi, lo lắng hơn, stress nặng hơn.

Bên cạnh đó, nếu như cha mẹ thường xuyên cáu gắt, khó chịu hoặc che giấu căng thẳng cũng khiến trẻ bị ức chế, căng thẳng không kém. Chính vì vậy hãy nói cho con trẻ biết nguyên nhân khiến bạn căng thẳng, lo nghĩ và với một lượng thông tin phù hợp với lứa tuổi của chúng.

3. Phân biệt đối xử

Trẻ là đối tượng vô cùng nhạy cảm đối với bất kỳ sự khác biệt nào đặc biệt trong cách đối xử của bố mẹ với mình. Nhiều gia đình có hành vi phân biệt đối xử với trẻ như phân biệt con trai, con gái, con ruột con ghẻ… Điều này vô tình khiến trẻ cảm thấy tủi thân, dao động dẫn đến những bất ổn tâm lý. Chính vì vậy, bố mẹ hãy cố gắng đối xử công bằng giữa trẻ với các trẻ khác, có như vậy mới giúp xóa tan mọi nghi kị, tủi thân trong trẻ, giúp trẻ tự tin vui chơi, học tập.

4. Thường xuyên động viên trẻ

Đối với trẻ, sự động viên, lời khen của người lớn đặc biệt là từ bố mẹ có giá trị vô cùng lớn lao. Ngược lại nếu như bị người lớn hoặc cha mẹ mắng mỏ sẽ khiến trẻ lo lắng, buồn tủi rất lâu. Chính vì vậy đối với bất cứ việc gì, thay vì mắng mỏ, hãy động viên trẻ làm tốt hơn trong lần sau.

Chẳng hạn như con vừa bị điểm kém trong bài kiểm tra, bố mẹ có thể động viên kiểu như: “Đừng buồn con nhé, bố mẹ hy vọng con sẽ đạt điểm cao hơn trong kỳ II”. Bạn sẽ thấy những lời khích lệ, động viên của bạn có ý nghĩ lớn lao hơn cả những lời mắng mỏ. Tin chắc rằng trẻ sẽ chăm chỉ hơn và đạt được kết quả cao hơn trong kỳ thi tới do đó trẻ cảm thấy tự tin vào khả năng của mình, an tâm để tiến bộ, và đặc biệt là nhận thấy bố mẹ thực sự tin tưởng vào khả năng của mình.

5. Dạy trẻ thư giãn

Một trong những cách vô cùng hiệu quả giúp trẻ giảm bớt stress, áp lực là dạy trẻ thư giãn. Hãy dạy trẻ cách hít vào thật chậm và sâu bằng mũi rồi từ từ thở bằng miệng, nhắc con tập các động tác thả lỏng gân cốt, xoay cổ chân, bắp đùi, cổ, bụng, cánh tay…để làm giảm bớt mệt mỏi, căng thẳng.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể cho trẻ nghe những bài hát nhẹ nhàng, xem những video vui nhộn mà trẻ thích, hay chơi những trò chơi ngoài trời với bạn bè, gia đình, các con vật hay đồ chơi…Những điều này sẽ giúp trẻ giảm stress, mang đến niềm vui, sự thoải mái cho trẻ nhỏ.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *