Tìm hiểu triệu chứng rối loạn tăng động giảm chú ý

Tóm lại, có 9 dấu hiệu thường gặp ở giảm tập trung chú ý là: không tập trung vào nhiệm vụ, không cẩn thận tỉ mỉ trong học tập và công việc, không chú ý lắng

Ở Việt Nam hiện chưa có thống kê cụ thể nhưng ở Hoa Kỳ thì khoảng 50% trẻ em đến khám tại chuyên khoa tâm thần được chẩn đoán rối loạn này. Tuổi dễ nhận thấy nhất là từ 6-12 tuổi vì đây là tuổi học đường, điều kiện để cho mọi người như thầy cô giáo, cha mẹ thấy được sự không bình thường này cho dù rối loạn có từ trước đó nhiều năm. Rối loạn này hay gặp nhiều ở trẻ trai hơn gái với tỷ lệ nam/nữ khoảng 4/1. Cha mẹ cần quan tâm đến hành vi của con trẻ. giảm chú ý gồm có 2 nhóm triệu chứng nổi bật sau:


1. Rối loạn tăng động

Bệnh có biểu hiện sớm ngay từ lúc trẻ 3-4 tuổi. Khi đó, mọi người xung quanh thường nhận thấy trẻ quá hiếu động so với trẻ bình thường khác. Trẻ thường xuyên ngồi không yên, luôn cựa quậy chân tay, chạy nhảy vận động không biết mệt mỏi. Nếu bắt trẻ ngồi ngay ngắn, không thể di chuyển được, như ngồi trên ghế sau xe, địu, cõng… trẻ cũng vặn vẹo, ngọ nguậy, đung đưa co duỗi chân tay không ngừng. Trẻ không thể ngồi yên hay điềm tĩnh được một chỗ, chỉ trừ lúc ngủ. Ngay cả khi ngủ trẻ cũng có biểu hiện ngủ ít và khó ngủ hơn những trẻ khác.

Sự hiếu động bất thường của trẻ biểu hiện rõ nhất khi trẻ đến tuổi đi học. Trong lớp trẻ không nghe cô giảng, trẻ hết quay bên nọ lại sang bên kia, tự nhiên lấy đồ của bạn, tự nhiên đứng lên, bỏ chỗ không xin phép cô giáo, gây mất trật tự trong lớp. Khi nghỉ giải lao, trẻ luôn chạy nhảy leo trèo ở nơi không cho phép, hay chơi và nghịch những trò nguy hiểm, nhất là khi muốn chứng tỏ hay được bạn bè thách thức. Trẻ cũng hay gây gổ, chọc giận bạn bè. Trẻ rất khó tham gia vào các hoạt động tĩnh, luôn chân luôn tay như được gắn động cơ và nói quá nhiều.

Trẻ cũng có biểu hiện rất hấp tấp. Trẻ thường trả lời trước khi người hỏi chưa đặt xong câu hỏi, khó chờ đợi lần lượt thứ tự, hay nói chen ngang vào hội thoại của người khác. Vì vậy trong lớp trẻ hay nói leo khi cô giáo giảng bài, hay nói chuyện, hay nói chen ngang chẳng quan tâm người khác có hiểu không và cũng không cần hiểu người khác nói gì. Trong các trò chơi, trẻ thường không thể kiên nhẫn để chờ tới lượt mình. Vì vậy trẻ khó hòa nhập với các bạn cùng trang lứa, cùng lớp. Trẻ thường bị cho là học sinh cá biệt.

Khi được cho đi thăm nhà người khác, trẻ không hề có khái niệm lạ lẫm, trẻ vẫn chạy lăng xăng, chọc phá vật này vật khác, trèo hết chỗ này chỗ kia khiến người lớn cũng bị xáo động vì sự hiếu động khác thường của trẻ.

2. Rối loạn giảm chú ý

Khả năng tập trung của trẻ trong mọi việc đều rất kém. Trong các trò chơi, trẻ thường không đủ kiên trì, nhanh chán nên thường xuyên nghĩ ra các trò để nghịch hơn là chỉ chơi với 1, 2 món đồ.

Trong học tập, trẻ thường lơ là, đi học quên không mang đồ, và hầu như trẻ không bao giờ chuẩn bị đủ sách vở, đồ dùng học tập cho thời khóa biểu và buổi đến lớp nào cả. Khi làm bài tập trẻ cũng làm qua loa đại khái. Ngay cả khi làm bài kiểm tra trẻ cũng không tập trung, thường chép ít chữ lại quay sang nói chuyện hay nghịch ngợm. Nếu có bị bố mẹ buộc phải học và kèm cặp, trẻ cũng không thể tập trung lâu, thường cựa quậy, phân tán tư tưởng.

Với mọi lời dặn dò của thầy cô hay người lớn, trẻ gần như nghe rồi để đó chứ ít khi thu nạp vào đầu. Trẻ thường làm theo ý mình. Trẻ cũng hay bỏ dở các hoạt động trong khi chưa hoàn thành, chuyển một cách nhanh chóng từ hoạt động này sang hoạt động khác, không chú ý đến công việc đang làm vì thường bị hấp dẫn bởi một công việc khác.

Trong thực tế hai hội chứng này thường kết hợp với nhau, hoặc một trong hai hội chứng chiếm ưu thế trong bệnh cảnh lâm sàng.

Khoảng 2/3 số trẻ được chẩn đoán rối loạn tăng động giảm chú ý thường có kèm theo một rối loạn tâm thần khác như: các rối loạn về hạnh kiểm, các rối loạn chống đối với sự khiêu khích, các rối loạn về học tập, các rối loạn lo âu, các rối loạn cảm xúc. Rối loạn tăng động giảm chú ý khi có kèm theo một trong các rối loạn tâm thần trên thường làm cho rối loạn này nói chung tiến triển xấu hơn. Trong khi đó, rối loạn tăng động giảm chú ý lại có nguy cơ che giấu các rối loạn khác như rối loạn lo âu hay các rối loạn cảm xúc như trầm cảm…

Tóm lại, có 9 dấu hiệu thường gặp ở giảm tập trung chú ý là: không tập trung vào nhiệm vụ, không cẩn thận tỉ mỉ trong học tập và công việc, không chú ý lắng nghe người khác nói, không tuân theo các hướng dẫn, không biết tổ chức công việc, không thích tham gia vào công việc đòi hỏi phải nỗ lực về trí tuệ, hay quên và làm mất đồ dùng học tập, dễ bị sao nhãng bởi những kích thích bên ngoài, hay đãng trí trong sinh hoạt hàng ngày.

Có 6 dấu hiệu tăng hoạt động: Ngồi không yên, luôn cựa quậy chân tay, rất hay rời khỏi ghế khi phải ngồi một chỗ, luôn chạy nhảy leo trèo ở nơi không cho phép, khó tham gia vào các hoạt động tĩnh, luôn chân luôn tay như thể được gắn động cơ, nói quá nhiều.

Có 3 dấu hiệu của sự xung động hấp tấp: Thường trả lời trước khi người hỏi chưa đặt xong câu hỏi, khó chờ đợi lần lượt thứ tự, hay nói chen ngang vào hội thoại của người khác.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *