Tìm hiểu 5 đức tính bố mẹ cần dạy con

Bạn cũng đừng chỉ nên giảng giải bằng từ ngữ không thôi mà hãy nên tự là tấm gương sống để trẻ học tập nhé. Nếu trẻ làm tốt kỹ năng này, chắc chắn trẻ sẽ được mọi người

1. Kính trọng, lễ phép

Thái độ biết kính trọng lễ phép với những người lớn tuổi là một tiêu chuẩn đạo đức của dân tộc ta từ nhiều đời nay. Điều này được thể hiện rõ nét nhất là qua những câu chào hỏi, dạ vâng của trẻ đối với người lớn tuổi. Chính vì vậy, ngay từ tấm bé, bố mẹ nên dạy trẻ cách khoanh tay chào khi gặp những người lớn tuổi như “con chào bà”, “con chào ông”, em chào chị”,…


Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên dạy trẻ cách thể hiện thái độ kính trọng lễ phép đối với người lớn tuổi bằng việc thêm một số từ ngữ thể hiện sự tôn kính ở mỗi câu như “dạ”, “vâng”, “thưa”, “ạ”,…

2. Trung thực

Một trong những phẩm chất đạo đức quan trọng nhất, bố mẹ nên dạy trẻ là trung thực, không được nói dối. Nếu như cha mẹ không giáo dục trẻ ngay từ đầu, những lời nói dối sẽ dần trở thành thói quen, nghiêm trọng hơn và thường xuyên hơn để che giấu tội lỗi của mình.

Cha mẹ hãy phân tích cho trẻ hiểu, nói dối là không tốt. Nếu trẻ làm sai điều gì, hãy thẳng thắn nhận lỗi với bố mẹ. Mặc dù nói ra sự thật có thể khó khăn hơn chút xíu, có thể khiến người khác buồn trong chốc lát nhưng nếu như nói dối mà bị phát hiện thì sẽ khiến mọi người rất buồn, hơn nữa còn bị phạt nặng thêm.

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng tự lấy mình làm tấm gương để dạy trẻ tính trung thực. Nếu như bạn lúc nào cũng răn dạy trẻ không được nói dối, phải trung thực trong khi trước mặt trẻ bạn lại nói dối thì những lời khuyên, dạy bảo của bạn, trẻ sẽ không tiếp nhận.

3. Ngay thẳng

Nhiều gia đình phát hoảng khi phát hiện ra trẻ lấy trộm một ít tiền lẻ đi mua kẹo, bánh hay đồ chơi. Việc này xảy ra lỗi lớn nhất là do cách dạy con của bố mẹ. Nếu như không kịp thời phát hiện và ngăn chặn, những lỗi lầm nhỏ này sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn, có thể vướng vào vòng pháp luật sau này.

Chính vì vậy, các bậc phụ huynh nên dạy trẻ hiểu được rằng lấy trộm đồ của người khác không chỉ vi phạm về đạo đức mà còn cả về pháp luật, trẻ có thể bị trừng trị rất nghiêm khắc như “bị chú công an đến bắt nếu như lấy trộm đồ của người khác”… Hãy chỉ cho trẻ biết những điều sai trái ngay từ lúc này để trẻ có thể nhận thức và dần dần tránh xa bố mẹ nhé.

4. Biết cảm ơn và xin lỗi

Nói cảm ơn khi được người khác giúp đỡ và nói xin lỗi khi mắc lỗi không chỉ là một quy chuẩn đạo đức mà còn là một trong những kỹ năng sống của con người. Đối với kỹ năng giao tiếp quan trọng này trẻ cần phải được làm quen và học tập ngay từ khi còn nhỏ để tạo thành thói quen suốt cuộc đời.

Chính vì vậy, bố mẹ hãy là người cho trẻ thấy việc cảm ơn khi được giúp đỡ và xin lỗi khi mắc lỗi là rất đáng trân trọng. Việc xin lỗi không chỉ là thú nhận tội lỗi mà còn là thể hiện sự ăn năn, quyết tâm làm lại. Còn khi được ai đó giúp đỡ, việc nói cảm ơn là cách ghi nhớ công lao của những người đã giúp đỡ mình, biết trân trọng những điều mà họ đã giúp mình.

Bạn cũng đừng chỉ nên giảng giải bằng từ ngữ không thôi mà hãy nên tự là tấm gương sống để trẻ học tập nhé. Nếu trẻ làm tốt kỹ năng này, chắc chắn trẻ sẽ được mọi người cũng như xã hội tôn trọng sau này.

5. Phân biệt phải trái, đúng sai

Trong cuộc sống, trẻ sẽ phải đối mặt với rất nhiều lựa chọn đúng sai. Chính vì vậy bố mẹ nên là người rèn luyện cho trẻ thói quen phân biệt phải trái, đúng sai để đưa ra quyết định chính xác nhất. Bên cạnh đó, hãy cho trẻ quyền được quyết định, gợi ý trẻ đâu là những điều đúng đắn, đâu là điều sai trái để con tự chọn.

Nếu con có chọn sai, bạn cũng đừng nên trách mắng trẻ, làm trẻ nhụt chí. Những sai lầm bây giờ chính là kinh nghiệm để trẻ có thể trưởng thành hơn sau này. Và chắc chắn, đây sẽ trở thành một kỹ năng sống có ích cho cuộc sống của con bạn sau này đấy.

Related posts:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *