Một số “cấm kỵ” khi chăm sóc mẹ và bé sau sinh

Không nằm than: Ngay cả ở thời hiện đại, nhiều mẹ nghe lời ông bà, người thân nên vẫn quan điểm rằng, khi cả hai mẹ con từ bệnh viện về nhà, thì cần phải

Trong quá trình chăm sóc mẹ và bé sau sinh, bạn cần chú ý khá nhiều điều. Từ chế độ dinh dưỡng đến nghỉ ngơi, vận động đều cần được chăm chút để mau chóng đem lại năng lượng giúp mẹ hồi phục và đảm bảo sức khỏe cho bé cưng.
Quan niệm kiêng kỵ cho bà mẹ sau sinh và bé sơ sinh mỗi thời kì hay mỗi vùng cũng khác nhau. Tuy nhiên, tất cả đều mong muốn đem lại những điều tốt đẹp cho mẹ và bé. Những gợi ý khoa học dưới đây sẽ hữu ích cho việc chăm sóc mẹ và bé sau sinh.


Cơ thể mẹ sau sinh thay đổi như thế nào?
Tử cung sẽ dần dần co bóp trở lại về kích thước như trước khi mang bầu trong khoảng 2-6 tuần sau sinh và sẽ kèm theo triệu chứng ra sản dịch. Tuy vậy điều này không có nghĩa là bụng mẹ cũng sẽ co lại như chưa từng mang bầu. Mỡ thừa xung quanh khu vực bụng có lẽ sẽ cần nhiều thời gian hơn để trở về kích cỡ ban đầu.
Sau khi sinh, mẹ sẽ phải đối mặt với 2-3 ngày sản dịch ra rất nhiều và sẽ giảm dần trong những ngày tiếp theo với màu sắc thay đổi từ đỏ tươi sang nâu và hồng nhạt. Có những người mẹ vẫn nhận thấy sản dịch nhưng với lượng nhỏ trong khoảng 4-6 tuần sau sinh.

Ngoài ra, mẹ còn có thể gặp những vấn đề như:
Đau âm đạo: Nếu người mẹ bị rạch hoặc rách tầng sinh môn thì thường sẽ được khâu lại sau sinh và sẽ có trải nghiệm đau đớn từ vài ngày đến vài tuần.
Đau bụng, lưng: Nếu mẹ sinh mổ thì hiện tượng đau bụng và đau lưng sẽ nhiều hơn sinh thường. Khoảng 1 tháng sau sinh, mẹ sẽ khó khăn trong việc nằm và ngồi, đi lại.
Đi tiểu tiện, đại tiện: Những ngày đầu sau sinh, mẹ sẽ trải qua khó khăn khi đi đại tiện, tiểu tiện vì đau đớn. Cảm giác đau rát rất phổ biến
Một số điều cần tránh cho mẹ sau sinh
Tránh tắm bồn và bơi cho đến khi hết sản dịch bởi ngâm mình trong bồn nước hoặc bơi lội sẽ làm tăng nguy cơ vùng kín tiếp xúc với những vi khuẩn gây bất lợi cho sự phục hồi vùng này.
Không cử động mạnh, đột ngột vì có thể làm bung chỉ vết rạch tầng sinh môn, mết may mổ đẻ
Không được nín tiểu vì dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu
Không mặc đồ quá chật quanh vùng đáy chậu, vừa làm mẹ không thoải mái lại tăng nguy cơ nhiễm trùng
Không quan hệ tình dục quá sớm sau khi sinh. Các bác sĩ đều khuyên nên quan hệ sau sinh từ 6-8 tuần hoặc khi cơ thể đã sẵn sàng và phải được sự cho phép của bác sĩ sau lần đi khám sau sinh
Không ăn những món dễ gây táo bón như: Thức ăn nhanh, chuối xanh, đồ ăn cay nóng…

Những kiêng cữ chung cho mẹ và bé
Không nằm than: Ngay cả ở thời hiện đại, nhiều mẹ nghe lời ông bà, người thân nên vẫn quan điểm rằng, khi cả hai mẹ con từ bệnh viện về nhà, thì cần phải có một bếp than dưới giường để đảm bảo sức khỏe. Một số gia đình còn đốt bồ kết để tạo mùi thơm đồng thời sẽ hạn chế được những không khí không tốt trong phòng. Thực tế đây là một trong những thói quen sai lầm trầm trọng. Các bác sĩ cho biết, trong khói than có chứa rất nhiều khí CO2, ảnh hưởng xấu đến đường hô hấp của cả mẹ và bé. Ngoài ra, da em bé còn non nớt, than nóng sẽ làm bé bị bỏng, hoặc nhẹ cũng sẽ bị nổi rôm sảy. Hơn thế nữa, đối với những bé sinh mổ, nằm than sẽ khiến chất đàm nhớt bên trong vốn chưa được tống ra trong quá trình chuyển dạ bị khô cứng lại, bé sẽ dễ bị bệnh đường hô hấp và hay mắc lại.
Không để đồ vật nguy hiểm quanh giường em bé: Trẻ sơ sinh hay quấy khóc là hiện tượng bình thường. Nhiều bà mẹ thường để một con dao dưới đuôi giường bé nằm hoặc 1 đoạ dây thừng cột trâu, cọc trâu… Những quan niệm dân gian này đã bị bác sĩ bác bỏ và khuyên các mẹ không nên để những vật nguy hiểm xung quanh nơi bé nằm. Dao là một vật nguy hiểm, nếu chẳng may mẹ và bé đụng vào trong lúc ngủ có thể nguy hiểm đến tính mạng. Còn dây cột trâu bò thì mất vệ sinh, chứa nhiều vi khuẩn, trong khi sức đề kháng của bé còn yếu, dễ bị nhiễm khuẩn.

Không ăn lạt: Nhiều mẹ sau sinh thường chỉ ăn đồ luộc hoặc nêm nếm nhạt hơn bình thường với quan niệm để dễ tiêu hoá và thận sẽ lọc chất thải tốt hơn. Trên thực tế, sau khi sinh, cơ thể phụ nữ bị mất rất nhiều nước. Trong vòng một tuần đầu, lượng nước tiểu và mồ hôi được bài tiết ra sẽ nhiều hơn bình thường. Bởi vậy ở giai đoạn này, cơ thể sản phụ cần phải được duy trì đủ nước và việc thêm muối vào thực phẩm khi chế biến là rất cần thiết để duy trì điện giải. Hơn nữa, không cho muối vào đồ ăn sẽ khiến mẹ mất đi cảm giác ngon miệng, chán ăn. Từ đó dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng, ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho con bú.
Không nằm phòng quá kín: Mẹ sau sinh nằm trong phòng quá kín cũng như mặc nhiều quần áo có thể gây hại ợi cho cả mẹ và bé. Phòng kín, không có không khí lưu thông sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây bệnh cho cả mẹ và bé. Các nhà khoa học cũng đã chứng minh rằng, tia tử ngoại có tác dụng khử trùng, vì vậy nên để ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào phòng mỗi ngày.
Không nên kiêng tắm gội quá lâu: Mặc dù rất khó chịu do cả ngày sữa chảy đầm đìa, mồ hôi nhễ nhại nhưng nhiều mẹ vẫn cố nhịn tắm gội vì kiêng. Nhưng kiêng tắm rửa quá lâu sẽ càng làm cho bà mẹ thêm mệt mỏi, thậm chí ăn không ngon, ngủ không yên, khó có thể có đủ sức lực để chăm sóc em bé. Ngoài ra kiêng tắm gội dễ khiến vi khuẩn sinh sôi gây ngứa ngáy, khó chịu cho mẹ hoặc còn khiến mẹ rụng tóc sau sinh.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *