Cách dạy con thông minh khi trẻ ăn cắp vặt

Khi phát hiện con mình có tật xấu này, chắc hẳn mọi bố mẹ đều cảm thấy bàng hoàng, xấu hổ và vô cùng tức giận. Nhiều người sẽ không kiềm chế được cơn giận

1. Tại sao trẻ ăn cắp vặt?

Ăn cắp vặt là một hành vi xấu, đó là điều cần phải khẳng định và một đứa trẻ ngoan không bao giờ được có hành vi này. Tuy nhiên, ẩn sau hành động ấy có nhiều nguyên nhân khiến người lớn cần tìm hiểu rõ.

Một số trẻ có hoàn cảnh gia đình quá nghèo khó, không đủ để chu cấp cho những nhu cầu hàng ngày như đồ ăn, sách vở, quần áo,… Hành vi ăn cắp của trẻ phần lớn xuất phát từ mong muốn “có được” nhưng bản thân chưa làm ra tiền khiến trẻ phải lấy trộm.

Số không nhỏ các trẻ ăn cắp là do bị bạn bè hoặc người lớn dụ dỗ, lôi kéo, kích động. Các trẻ này có thể không phải là người xấu nhưng chưa ý thức được hành vi của mình nên bị cuốn theo những thói hư tật xấu của người khác.

Một số ít trẻ thường xuyên ăn cắp vặt mặc dù gia đình không hề thiếu thốn, cũng không bảo trẻ phải làm như vậy. Nguyên nhân là do các trẻ này mắc chứng bệnh về tâm lý, thích ăn cắp vặt và dần trở thành thói quen khó sửa.

2. Bố mẹ cần làm gì để giúp trẻ sửa tật ăn cắp vặt?

Khi phát hiện con mình có tật xấu này, chắc hẳn mọi bố mẹ đều cảm thấy bàng hoàng, xấu hổ và vô cùng tức giận. Nhiều người sẽ không kiềm chế được cơn giận mà đánh mắng hoặc có những lời nói nặng nề với con như “đồ ăn cắp hư hỏng”, “mất dạy”,…

Những lời nói và hành động như vậy rất không nên có. Dù trẻ có ăn cắp vì lý do gì thì những lời nói như vậy sẽ khiến trẻ cảm thấy xấu hổ, in hằn vào tâm trí non nớt của trẻ hình ảnh bị bố mẹ, mọi người chê cười, đánh mắng. Từ đó, trẻ sẽ hoặc là trở nên bất cần, tiếp tục lún sâu vào hành vi sai trái hoặc trở nên tự ti, trầm lặng, đóng chặt tâm hồn mình với người xung quanh.

Thay vì đánh mắng con, ngay khi phát hiện ra sự việc, điều đầu tiên bố mẹ nên làm là đưa con đến xin lỗi người bị mất đồ, trả lại đồ ăn cắp. Sau đó, bố mẹ nên trò chuyện với trẻ để hiểu những suy nghĩ, nguyên nhân khiến con ăn cắp. Từ đó mới có thể giúp trẻ từ bỏ hoàn toàn tật xấu này.

Trong cuộc nói chuyện, bố mẹ cần khẳng định với con “ăn cắp là hành vi xấu” để trẻ nhận thức được. Ngoài ra, có thể nói cho trẻ về hậu quả của hành vi này như khiến người bị mất đồ buồn bã, đau xót, làm cho bố mẹ không vui hoặc làm người khác nghĩ con không ngoan,… Đồng thời, bố mẹ nên để ý và nhắc nhở con mỗi khi ra ngoài để phát hiện và ngăn chặn sớm hành vi ăn cắp.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *